Kết cục của trận chiến Trận_Austerlitz

Phần lớn các nhà sử học đều đánh giá đây là một thắng lợi rực rỡ của Napoléon I. Nhìn nhận của ông về đại thắng này như một trong những thắng lợi quyết định của ông đã được nhiều sử gia đồng tình. Mặc dù trận thủy chiến Trafalgar đã tiêu hủy hạm đội của Napoléon I, chiến thắng trên đất liền có ý nghĩa quan trọng hơn hẳn với ông kể từ sau hai cuộc chiến tranh chống Liên minh thứ nhất và thứ hai, mang lại uy thế vượt trội cho ông trên lục địa.[81] Trận thắng nước Áo trong các trận chiến ở Ulm và Austerlitz đã gỡ gạc cho thất bại trong kế hoạch xâm lược nước Anh của Napoléon I, mang lại ưu thế tuyệt đối cho ông trên lục địa.[82] Với trận thắng này, ông đã đánh bại nước Áo lần thứ ba, kể từ những chiến thắng trước của ông mở đầu với cuộc chiến tranh chống Liên minh thứ nhất của các nước phong kiến châu Âu hồi năm 1796.[83] Trận Austerlitz và các chiến dịch trước đó đã thay đổi rõ rệt tình hình chính trị của châu Âu. Trong vòng ba tháng, quân Pháp đã đánh chiếm kinh kỳ Viên, đánh bại hai đạo quân Nga-Áo, đuổi quân Nga khỏi vùng Trung Âu, hạ thấp uy thế đế quốc Áo, thay đổi cấu trúc cân bằng quyền lực cứng nhắc ở châu Âu vào thế kỷ 18. Trận Austerlitz mở đầu cho gần một thập kỷ thống trị của nước Pháp trên châu Âu lục địa, nhưng một trong những hiệu ứng tức khắc của nó là việc Vương quốc Phổ tham chiến chống Pháp vào năm 1806.[84]

Chiếc cột của Quảng trường Vendôme tại thủ đô Paris được đúc bằng pháo chiến lợi phẩm của quân Pháp trong trận Austerlitz.

Với ý nghĩa chiến lược to lớn, trận thắng tạo điều kiện cho Napoléon I hoàn tất mộng ước vẽ lại bản đồ châu Âu của ông. Nước Anh đang mừng rỡ với toàn thắng ở Trafalgar đã trở nên âu sầu trước thất bại của Liên minh.[37] Còn nước Áo, bị Napoléon I đánh bại, phải im hơi lặng tiếng trong suốt ba năm sau đó.[85] Tuy trận đánh được người Đức[43] gọi là Trận Tam Hoàng nhưng thực chất chỉ có hai Hoàng đế là Napoléon I và Aleksandr I thân chinh lâm trận.[44] Trong suốt trận chiến, Hoàng đế Franz I ngự ở Hungary - cách xa cả bãi chiến trường lẫn nước Áo.[44]

Chiến thắng ở Austerlitz trở thành một chiến dịch "ra tay trước" kinh điển, với thắng lợi vang dội của Napoléon I trong việc đánh quị hai nước mạnh trong khối Liên minh thứ ba, cho dầu hãy còn có một điểm hạn chế là không thể diệt được nước Anh.[86]

Những kết quả quân sự và chính trị

Sau 5 giờ chiều, hai bên bắt đầu tính toán tổn thất của mình. Thương vong của liên quân là khoảng 27 nghìn binh sĩ, chiếm 37% trong lực lượng của họ. Cụ thể, có đến 11 nghìn chiến binh Nga và 4 nghìn chiến binh Áo chết, và thêm 12 nghìn ngườibị bắt làm tù binh. Tác giả Richard P. Dunn-Partison trong cuốn sách Napoleon's Marshals, riêng tả quân Nga thôi đã mất đến 7500 tù binh, 2 lá hiệu kỳ cùng với 27 cỗ pháo. Sách khác chép quân Liên minh bị mất đến 37 nghìn binh sĩ.[87] Tuy nhiên, Đội hình số 1 do Trung tướng Dokhturov chỉ huy với 1 vạn người (theo Frederick Kagan) hoặc là 13650 người (theo Christopher Duffy[49]) không những đã rút quân an toàn mà chỉ có 1985 tử sĩ.[66] Về phía Pháp con số này là 9 nghìn trên tổng số 67 nghìn quân, tức khoảng 13% - một tổn thất nhẹ nếu tính tới tương quan lực lượng. Cụ thể, 1305 quân Pháp bị tử trận, 6940 người khác bị thương và liên quân bắt sống được 573 quân Pháp. Tuy nhiên, trong tổn hại của quân Pháp có một vị tướng hy sinh và 13 sĩ quan cấp cao bị thương.[88]

Theo tác giả Michael S. Neiberg của cuốn Warfare in World History thì trong trận này Napoléon I mất dưới 9 nghìn quân trong khi tiêu diệt đến 26 nghìn binh sĩ liên quân.[4] Theo nhà sử học David Chandler trong cuốn Austerlitz 1805, có đến 9 nghìn tử sĩ cùng với những binh sĩ Pháp đang hấp hối, trên bãi chiến trường, do đó tuy thắng lợi rực rỡ nhưng không phải là người Pháp không trả giá đắt. Liên quân còn mất 180 súng đại bác và 50 cờ hiệu.[1] Nhưng chưa kể là một số Trung đoàn Pháp còn mất đến khoảng 80% chiến binh thiện chiến nhất của họ.[89] Theo nhà sử học Adolphe Thiers (người Pháp), quân Pháp chịu tổn thất bao gồm 7 nghìn quân trong khi tổn thất của liên quân là rất nặng nề. Liên quân bị bắt làm tù binh 2 vạn người, trong đó có 10 đại tá và 8 tướng.[90]

Chiến thắng này được tiếp nhận với sự kinh ngạc và cuồng nhiệt ở đế đô Paris, nơi mà chỉ vài ngày trước quốc gia còn đang đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính. Thực chất, chiến thắng của Napoléon I vẫn không thể khiến cho nền tài chính nước Pháp trở nên vững tin sẽ thoát khỏi khủng hoảng.[48] Vị Hoàng đế chiến thắng chớp lấy thời cơ và xóa bỏ ngay những tàn tích của chính quyền Cách mạng Pháp.[91] Trong khi ấy, toàn cõi châu Âu đều bị sốc trước tin tức về chiến thắng của Napoléon I.[47] Bản thân Hoàng đế Napoléon I cũng đã viết thư cho Hoàng hậu Josephine để bày tỏ sự hoan hỉ về trận đánh:[Ghi chú 5][48]

Với chiến bại này, lực lượng Quân đội Nga bị suy sụp.[42] Có lẽ lời tóm tắt hay nhất về thời điểm khó khăn này của quân Liên minh là từ Nga hoàng Aleksandr I của Nga: "Chúng ta là những em bé trong bàn tay của một gã khổng lồ."[92] Tin Napoléon thắng trận Austerlitz cđến Anh Quốc, khiến giới chức Anh bất ngờ tột độ, đến nỗi họ không thể tin được.[47] Thủ tướng William Pitt Trẻ đổ bệnh và ông qua đời vào ngày 16 tháng 1 năm 1806. Nhiều người cho rằng chính tin dữ về chiến bại của liên quân Áo - Nga tại Austerlitz đã dẫn đến cái chết của ông.[77]

Khen thưởng

Hỡi các binh sĩ, Ta hài lòng với các Người. Trong ngày đánh trận Austerlitz, các Người đã hoàn thành mọi thứ đúng như tiên liệu của Ta về lòng dũng cảm của các Người; các Người đã trang hoàng những huy hiệu của các Người bằng tiếng thơm bất hủ. Một đội quân gồm thâu 10 vạn tên, do các Hoàng đế nước Áo và Nga chỉ huy, đã bị đại bại hoặc là tan rã chỉ dưới bốn tiếng đồng hồ. Những kẻ trốn được lưỡi gươm của các Người đã bị chìm dưới các hồ nước... Do đó, chỉ trong vòng hai tháng, cái Liên minh thứ ba ấy đã bị chinh phạt và tan rã. Hòa bình sẽ không còn quá xa... Thần dân của Ta sẽ chào đón của Người trong niềm vui sướng, và các Người sẽ có thể nói: "Tôi đã đánh trận Austerlitz !" để họ trả lời: "Thật là một anh hùng!"
—Napoléon Bonaparte, trích từ Tuyên cáo sau trận Austerlitz

Hình vẽ Hoàng đế Napoléon I ở Austerlitz.
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Napoleon thưởng hai triệu quan vàng cho các sĩ quan cao cấp, 200 quan cho mỗi binh sĩ, và tiền trợ cấp cho vợ của các binh sĩ tử trận. Con cái mồ côi của những người này được Napoléon nhận nuôi trên danh nghĩa và thêm chữ "Napoléon" vào tên thánh và họ.[93] Do lòng chiến đấu quả cảm trong cuộc tiến công thắng lợi của quân Pháp nhằm vào đội Kỵ binh Cận vệ Nga, các chiến binh Mamluk đã được ông ban thưởng cho bản sao của một lá quân kỳ mang hình ảnh đại bàng của Đế chế.[94] Đáng chú ý là Hoàng đế Napoléon I không trao danh hiệu quý tộc nào cho các tướng lĩnh của mình, trái với thông lệ sau các chiến thắng lớn. Có thể là vì ông xem đây là một vinh quang cá nhân nhiều hơn,[95] Chẳng hạn như Thống chế Jean-de-Dieu Soult - người đã lập công lớn trong trận Austerlitz, thỉnh cầu Napoléon I phong cho ông là "Quận công vùng Austerlitz". Tuy nhiên, vị Hoàng đế đã khước từ.[96]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Austerlitz http://www.austerlitz2005.com/en/interests/legends http://books.google.com/books?id=KlNEAAAAIAAJ&prin... http://www.imdb.com/title/tt0053638/ http://www.vialupo.com/austerlitz http://www.virtualczech.cz/kraj-/927-bitva-u-slavk... http://www.zamky-hrady.cz/1/slavkov-d.htm http://www.zamky-hrady.cz/1/slavkov-e.htm http://books.google.de/books?id=-PUsAAAAYAAJ&dq=Hi... http://books.google.de/books?id=AnsOAAAAQAAJ&dq=Th... http://books.google.de/books?id=AoSYm1VAdJcC&dq=M....